Tổng kết mô hình thâm canh cây Giổi ăn hạt bằng cây ghép gắn với thị trường tiêu thu sản phẩm

Đăng ngày 03 - 11 - 2022
100%

Giổi ăn hạt là loại cây đa tác dụng, hạt Giổi là loại gia vị truyền thống của Nhân dân miền núi phía bắc, hiện nay hạt giổi có giá khoảng 650 nghìn đồng/kg tươi và khoảng 2,2 triệu đồng/kg hạt khô. Hạt Giổi có hàm lượng tinh dầu cao, được ưa chuộng để làm gia vị cũng như chiết xuất tinh dầu làm hương liệu. Ngoài ra hạt Giổi còn có tác dụng làm thuốc chữa ho, đau bụng, ngâm rượu để bôi chữa nhức mỏi gân xương, tê thấp; hạt và vỏ có tác dụng làm thuốc kích thích tiêu hoá, trị đau bụng, ăn không tiêu, hạ sốt mang lại lợi ích cho người sử dụng.

Hạt Giổi là loại gia vị truyền thống mang lại nhiều lợi ích cho người dân

Xác định lợi thế của việc trồng Giổi ăn hạt mang lại nhiều lợi ích cho người dân; ngay từ đầu năm 2022 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa triển khai xây dựng mô hình thâm canh cây Giổi ăn hạt bằng cây ghép gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm ở xã Điền Quang, tham gia mô hình có 5 hộ dân với tổng diện tích thực hiện 2 ha và triển khai trồng 1.000 cây giống.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Đại, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bá Thước phát biểu tại buổi tổng kết mô hình trồng cây hạt Giổi

Mô hình có tổng số tiền đầu tư 110 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 70%, còn lại do các hộ dân đầu tư đối ứng. Ngay sau khi mô hình được triển khai, các hộ dân được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa tập huấn kỹ thuật trồng, khoảng cách cây cách cây, hàng các hàng, kỹ thuật bón lót, chăm sóc cây Giổi qua từng giai đoạn phát triển và đã triển khai trồng vào cuối tháng 4/2022. Cây Giổi ăn hạt được trồng bằng cây ghép chỉ sau 3 năm sẽ cho bói quả, từ năm thứ 4 cây Giổi bắt đầu cho thu hoạch.

Các đại biểu kiểm tra thực tế mô hình trồng cây Giổi

Qua đi kiểm tra thực tế tại các hộ dân trồng cây Giổi ăn hạt cho thấy, sau 6 tháng trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa, cây Giổi sinh trưởng, phát triển tốt, không có sâu bệnh, chiều cao trung bình của cây đã đạt tới 1,5m.

Thông qua thực hiện mô hình thâm canh cây Giổi ăn hạt bằng cây ghép gắn với thị trường tiêu thu sản phẩm, sẽ tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người trực tiếp tham gia mô hình, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững cho người dân; đồng thời tạo cho mô hình có ưu điểm vượt trội so với việc trồng rừng tập trung, người dân vừa có thu nhập từ hạt Giổi vừa bảo vệ và nâng cao độ che phủ của rừng./.

Văn An - Sĩ Thịnh

<

Tin mới nhất

Phiên họp thường kỳ quý III Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bá...(17/10/2024 5:29 CH)

Tập huấn nghiệp vụ tín dụng chính sách xã hội cho cán bộ ban giảm nghèo xã; cán bộ Hội, Đoàn nhận...(25/05/2024 5:08 CH)

Phiên họp thường kỳ Ban đại diện Ngân hàng CSXH huyện Bá Thước Quý 4 năm 2023(26/01/2024 1:39 CH)

Phiên họp thường kỳ quý III Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bá...(25/10/2023 3:10 CH)

Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình trình diễn giống lúa lai HD879 trên địa bàn huyện vụ...(26/09/2023 9:17 SA)

Uỷ ban nhân dân huyện - Hội Nông dân huyện tổng kết phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh...(01/09/2023 10:33 SA)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
221 người đã bình chọn
°
621 người đang online