Lịch sử huyện Bá Thước

Bá Thước là vùng đất có lịch sử lâu đời. Từ thời tiền sử cho đến thời kỳ các vua Hùng dựng nước Văn Lang đều có người sinh sống liên tục nhưng do những điều kiện về tự nhiên, môi trường, do các yếu tố văn hóa tộc người và những vấn đề xã hội của vùng núi cao nên phần đất thuộc huyện Bá Thước ngày nay cũng như các châu Lang Chánh, Quan Hóa, huyện Cẩm Thủy có nhiều sự thay đổi về tên gọi, địa giới, đơn vị hành chính. Từ năm 1925 đến nay, địa bàn châu Tân Hóa và huyện Bá Thước mới tương đối ổn định.

ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH - DÂN CƯ, DÂN TỘC

 

1. Diên cách địa lý hành chính huyện Bá Thước qua các thời kỳ

Bá Thước là vùng đất có lịch sử lâu đời. Từ thời tiền sử cho đến thời kỳ các vua Hùng dựng nước Văn Lang đều có người sinh sống liên tục nhưng do những điều kiện về tự nhiên, môi trường, do các yếu tố văn hóa tộc người và những vấn đề xã hội của vùng núi cao nên phần đất thuộc huyện Bá Thước ngày nay cũng như các châu Lang Chánh, Quan Hóa, huyện Cẩm Thủy có nhiều sự thay đổi về tên gọi, địa giới, đơn vị hành chính. Từ năm 1925 đến nay, địa bàn châu Tân Hóa và huyện Bá Thước mới tương đối ổn định.

1.1. Vùng đất Bá Thước thời kỳ nước Văn Lang

Trong lịch sử nước ta, các vua Hùng đã có công dựng nước Văn Lang, mở đầu lịch sử dân tộc. Văn minh Đông Sơn là nền tảng văn hóa vật chất và tinh thần của Nhà nước Văn Lang. Cương vực nước Văn Lang thời kỳ dựng nước đầu tiên rộng lớn bao gồm vùng biển đảo phía Đông, vùng núi phía Bắc và phía Tây, vùng trung du và vùng đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Thời kỳ các vua Hùng dựng nước Văn Lang, vùng đất thuộc tỉnh Thanh Hoá là địa bàn quan trọng của "bộ Cửu Chân" - một trong 15 "bộ" của nước Văn Lang.

"Bô Cửu Chân" ở phía Nam nước Văn Lang, bao gồm vùng đất xứ Thanh, xứ Nghệ, trong đó vùng châu thổ sông Mã, sông Lam là những khu vực có sự phát triển vượt trội của văn hóa Đông Sơn đã trở thành vùng đất có vai trò trung tâm của khu vực.

Miền núi xứ Thanh thời kỳ nước Văn Lang nằm trong địa bàn phía Bắc của "Bộ Cửu Chân". Những di tích văn hóa Đông Sơn được phát hiện ở khu vực huyện Cẩm Thủy Ngọc Lặc cung với các trống đồng Đông Sơn - Linh vật của văn minh Đông Sơn đươc phát hiện ở nhiều nơi thuộc các huyện như Quan Hóa, Bá Thước, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và di tích văn hóa Đông Sơn trong khu vực đã khẳng định vị trí của vùng Bá Thước và khu vực trong địa bàn "bộ Cửu Chân" của nước Văn Lang.

 Thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ I đến thế kỷ X) các đơn vị hành chính thuộc “quận Cửu Chân” có sự biển đổi, các đơn vị huyện cũng có nhiều đổi thay, nhất là các huyện vùng núi.   

Sách Thủy kinh chú cho biết: "Quận Cửu Chân mở năm Nguyên Đinh thứ sáu, đời Hán Vũ đế (tức năm 111 TCN). Theo Địa chí Thanh Hóa (tập I); "từ thời Lý trở về trước (Bá Thước) là phần đất nằm trong huyện Đô Lung, rồi Vô Biên (thuộc Hán), Cát Lung (thuộc Tề) ".

Đào Duy Anh, trong Đất nước Việt Nam qua các đời cho biết: "Đô Lung là môt huyện thuộc thượng du Thanh Hóa, cũng ở trong khu vực sông Mã"

1.2. Bá Thước thời kỳ Lý - Trần - Lê

Theo Địa chí Thanh Hóa, từ thời Lý đến thời Lê, vùng đất thuộc huyện Bá Thước có sự thay đổi về đơn vị quản lý” "Thời Trần, Hồ là phần đất thuộc huyện Lỗi Giang Thời thuộc Minh là phần đất thuộc huyện Lạc Thủy".

          Tác giả Đào Duy Anh, trong tác phẩm phẩm Đất nước Việt Nam qua các đời, phần khảo cứu các địa danh ở miền núi tỉnh, tỉnh Thanh Hóa đã cho biết: "Huyện lỗi Giang – Lỗi Giang là sông Mã Huyện Lỗi Giang là huyện ở lưu vực sông Mã. Thiên hạ quận quốc chép rằng Năm VĨnh lạc thứ 17, tháng 9, gộp huyện Lỗi Giang vào huyện Nga Lạc. Xét địa thế của huyện Lỗi Giang như thế là nó hẳn là tương đương với huyện Cẩm Thủy ngày nay, ở về thượng lưu huyện Vĩnh Lộc"

Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược Minh do Lê Lợi lãnh đạo : địa danh ở Bá Thước như Ba lẫm, Bồ Mộng, Kình Lộng, Úng Ải đã được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu về khởi nghĩa Lam Sơn, trong những năm đầu ở miền núi Thanh Hóa. Hiện nay đã xác định; Trại Ba Lẫm thuộc làng Chiềng Lẫm, xã Điền Lư, Bù Mộng là núi Mông xã Điền Thượng, Kình Lọng là bản Lọng xã Cổ Lũng, Úng Ải là đèo thông nhau giữa mường Ống và mường Ai, nay thuộc xã Ban Công.

        Thời kỳ Lê Trung Hưng, các địa danh ở vùng đất Bá Thước cũng đã được đề cập đến các cuộc đối đầu giữa lực lượng “phù Lê” và quân Mạc.

1.3. Bá Thước thời Nguyễn và sự ra đời của châu Tân Hóa

Thời Nguyễn, địa giới tỉnh, các đơn vị hành chính ở Thanh Hóa, nhất là ở miền núi có sự điều chỉnh. Các châu, huyện mới kể cả các chây Ky Mi cũng được hình thành cùng với các phường thủy cơ vùng sông nước. Trong các tài liệu thời nhà Nguyễn, tập Đồng Khánh dư địa chí đã ghi chép nhiều về tỉnh Thanh Hóa trong đó vùng đất các châu huyện miền núi như cẩm Thủy, Lang Chánh, Quan Hóa, Thạch Thành được kê khai khá cụ thể.

Sách Đồng Khánh dư địa chí cho biết "Tỉnh hạt phía Đông đến biển, phía Tây giáp Ai Lao, phía Nam giáp đến huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáp phủ Nho Quan tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam đến biển, phía Tây Nam giáp hai huyện Quỳnh Lưu, Quế Phong tỉnh Nghệ An; phía Đông Bắc giáp huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình; phía Tây Bắc giáp Mai Châu, Mộc Châu tỉnh Hưng Hóa. Đông Tây cách nhau 174 dặm, Nam Bắc cách nhau 285 dặm.

Tỉnh có 5 phủ, gồm 16 huyện, 3 châu, 3 huyện Ky Mi. Tất cả gồm 128 tổng; 2008 xã, thôn, trang, trại, sở, giáp, làng, tộc, vạn, phường, ấp, động, man, mường.

Các phủ là: Phủ Hà Trung; Phủ Thiệu Hóa; Phủ Quảng Hóa; Phủ Thọ Xuân; Phủ Tĩnh Gia.

Vùng đất Bá Thước thuộc phủ Quảng Hóa. Thời kỳ cuối triều Lê và đầu triều Nguyễn vùng đất này chủ yếu thuộc huyện Cẩm Thủy, một số tổng được "trích" ra để nhập vào châu Quan Hóa và châu Lang Chánh.

Sách Đại Nam Nhất Thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho biết địa giới của phủ Quảng Hóa như sau:

"Phủ Quảng Hóa ở cách tỉnh thành 37 dặm về phía Tây Bắc; Đông Tây cách nhau 260 dặm; Nam Bắc cách nhau 321 dặm; phía Đông đến địa giới hai huyện Tống Sơn và Nga Sơn - phủ Hà Trung 37 dặm, phía Tây đến địa giới huyện Trình cố - phủ Trấn Nam 223 dặm, phía Nam đến địa giới châu Lang Chánh - phủ Thọ Xuân và địa giới huyện Hoàng Hóa - phủ Hà Trung 111 dặm, phía Bắc đến địa giới hai huyện Phụng Hóa và Yên Hóa - tỉnh Ninh Bình và Mai Châu, Mộc Châu tỉnh Hưng Hóa 210 dặm. Năm Minh Mệnh thứ 16, đem đất 4 huyện: Vĩnh Lộc, cẩm Thủy, Quảng Địa và Thạch Thành đặt làm phủ này, năm Tự Đức thứ 3 lại đem châu Quan Hóa thuộc phủ Thọ Xuân lệ vào. Nay lãnh 4 huyện và 1 châu".

Phủ Quảng Hóa là nơi có các châu, huyện liên quan đến việc thành lập châu Tân Hóa. Sách Đồng Khánh dư địa chí cho biết cụ thể các huyện, châu, tổng, xã ở phủ Quảng Hóa bao gồm: Kiêm lý 3 huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Quảng Tê; Thống 1 hạt: huyện Vĩnh Lộc; Kiêm nhiếp 1 châu Quan Hóa.

Huyện Vĩnh Lộc phía Đông giáp hai huyện Nga Sơn, Tống Sơn, phía Tây giáp hai huyện Cẩm Thủy, Quảng Tế, phía Nam giáp huyện Yên Định, Mỹ Hóa, phía Bắc giáp huyện Thạch Thành.

       

       

 Huyện Bá Thước thời Đồng Khánh (theo sơ đồ chú thích trên bản đồ)    

BẢN ĐỔ HÀNH CHÍNH

HUYỆN BÁ THƯỚC

 

 

 

 

 

Huyện Quảng Tế phía Đông giáp huyện Thạch Thành, phía Tây giáp huyện cẩm Thủy, phía Bắc giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Huyện Thạch Thành phía Đông giáp huyện Tống Sơn, phía Tây giáp huyện Quảng Tế, phía Nam giáp huyện Vĩnh Lộc, phía Bắc giáp huyện Phụng Hóa tỉnh Ninh Bình.

Châu Quan Hóa phía Đông giáp huyện cẩm Thủy, phía Tây giáp huyện Trình cố, phía Nam giáp châu Lang Chánh, phía Bắc giáp Mai Châu tỉnh Hưng Hóa.

Huyện Cẩm Thủy phía Tây giáp châu Quan Hóa, phía Nam giáp huyện Thụy Nguyên, và châu Lang Chánh, phía Bắc giáp huyện Yên Lạc tỉnh Hòa Bình. Đông Tây cách nhau 109 dặm, Nam Bắc cách nhau 61 dặm. Huyện lỵ đóng ở xã Tiên Lăng, tổng Vân Trai.

Huyện Cẩm Thủy có 9 tổng, gồm 79 xã, thôn:

Các tổng gồm: Tổng Quan Hoàng, Cự Lữ, Vân Trai, Mộng Sơn, Gia Dụ, Điền Lư, Sa Lung, cổ Lũng và Thiết Ống. Trong các tọng này có một số tổng ở phía Băc của huyện sau này được tách khỏi huyện cẩm Thủy để lệ vào châu Lang Chánh, Quan Hóa và sau đó thành lập châu Tân Hóa.

Tổng Quan Hoàng có 14 xã: Quan Hoàng, Quang Biện, cẩm Hoàng, Hạc Cao, Điều Hoa, Quan Phác, Đường Sơn, xã Mỹ Điềm, Phục Mỹ, Quan Trí, Quan Vịnh, Quan Bằng, Văn Long, Thôn Lao.

Tổng Cự Lữ có 9 xã: Lữ Thượng, Lữ Hạ, Lữ Trung, Lộng Ngọc, Phù Lư, Phú Môn, Trại Hà, Mỹ Sơn, Thiên Linh.

Tổng Văn Trai có 10 xã: Văn Trai, Cự Lữ, Vô Kỵ, An Cư, An Duyệt, Thủy Thanh, Lâm Lộc, Biện Thượng,Tiên Lăng, Án Đổ.

Tổng Mộng Sơn có 10 xã: Mông Sơn, Mộng Sơn, Trường Quách, Đại Điền, Từ Niêm, Ngoại Sơn, Bất Mọt, Văn Duệ, Trung Sơn, Phong Ý.

Tổng Gia Dụ có 8 xã: Gia Dụ, Bình Điện, Thúy Doanh, Thạch Lầm, Hạ Lãm, Thượng Lãm, cẩm Thượng, cẩm Hạ.

Tổng Điền Lư có 7 xã: Phụng Thượng, Thạch Lư, Sơn Hạ, Bàn Đào, Quang Âm, Điền Thượng, Điền Hạ.

Tổng Sa Lung có 5 xã: Nội Sa, Ngoại Sa, Lâm Sa, Ải Thượng, Ải Hạ.

Tổng Cổ Lũng có 9 xã: cổ Lũng, Lũng Cốc, Lũng Vân, Lũng Tiềm, Lũng Niêm, Vũ Lao, Lũng Bố, Lũng Cao, La Khán.

Tổng Thiết Ống có 6 xã: xã Thiết Ống, Thiết Chính, Thiết Trà, Thiết Kế, Sĩ Thọ, Kỷ Luật.

Trong công trình khảo cứu về địa danh Đất nước Việt Nam qua các đời, phần về vùng đất huyện Cẩm Thủy thời kỳ Lê - Nguyễn, ông Đào Duy Anh đã khẳng định: huyện Cẩm Thủy bấy giờ đại khái là tuơng đuơng với huyện Cẩm Thủy và huyện Bá Thuớc tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

Theo sách Địa chí Thanh Hóa cho biết: Năm Thành Thái cắt 4 tổng là Tổng Thiết Ống, Cổ Lũng, Sa Lung và Điền Lư gồm 27 xã của huyện Cẩm Thủy để ghép vào châu Lang Chánh và châu Quan Hóa, nhung không nói rõ là năm nào của triều Thành Thái thì cắt các tổng này để ghép vào châu Lang Chánh và châu Quan Hóa. Sách Địa chí Thanh Hóa (tập I) cũng không cho biết tổng nào của huyện Cẩm Thủy đuợc nhập vào châu Lang Chánh, tổng nào đuợc nhập vào châu Quan Hóa.

Trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời, ông Đào Duy Anh cho biết cụ thể là: "Năm Thành Thái thứ 14 (1902) trích tổng Cổ Lũng lệ vào châu Quan Hóa, tổng Thiết Ống lệ vào châu Lang Chánh, năm thứ 17 trích hai tổng Sa Lung và Điền Lư lệ vào châu Quan Hóa".

Với sự điều chỉnh về địa dư này, châu Quan Hóa và châu Lang Chánh có diện tích lớn nhất ở tỉnh Thanh Hóa. Do diện tích rộng, địa hình của châu có sông sâu (sông Mã) nhiều núi cao, đi lại khó khăn, thành phần dân tộc đa dạng, hơn nữa do trình độ quản lý, phuơng tiện thông tin, giao thông lạc hậu nên việc điều hành rất khó khăn.

Năm Khải Định thứ 10 tức năm 1925, triều đình nhà Nguyễn đã quyết định cắt 4 tổng phía Bắc của huyện Cẩm Thủy để thành lập châu Tân Hóa. Các tổng của huyện Cẩm Thủy đuợc cắt để thành lập châu Tân Hóa gồm: tổng Điền Lư, tổng Sa Lung, tổng Thiết Ống; tổng Cổ Lũng.

Từ đây tỉnh Thanh Hóa có thêm một châu mới ở miền núi là châu Tân Hóa.

Khi mới thành lập, châu Tân Hóa ở vị trí là phía Bắc giáp Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình); phía Nam giáp huyện cẩm Thủy và châu Ngọc Lặc; phía Đông giáp huyện Thạch Thành và tỉnh Hòa Bình; phía Tây giáp châu Lang Chánh và châu Quan Hóa.

Châu lỵ Tân Hóa đóng ở La Hán (tổng cổ Lũng). Bộ máy điều hành, quản lý giống nhu các châu ở miền núi Thanh Hóa. Tri châu lâm thời đàu tiên là Hà Văn Cao, nguời Cổ Lũng; sau đó là Hà Chiều Nguyệt, nguời Điền Lư.

Thời điểm này, Châu Tân Hóa gồm 4 tổng, 30 xã, 221 chòm bản là:

Tổng Điền Lư gồm 7 xã: Sơn Hạ, Phụng Thuợng, Thạch Lư, Bàn Đào, Quang Ẩm, Điền Thuợng, Điền Hạ;

Tổng Sa Lung gồm 6 xã: Nội Sa, Ngoại Sa, Ái Thuợng, Ái Hạ, Ái Trung, Lâm Sa;

Tổng Cổ Lũng có 10 xã và 1 phố là Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm, Lũng Tiềm, Lũng Bố, Lũng Vân, Lũng Cốc, Vũ Lao, Vũ Lang, La Hán và phố Thịnh Đức (trong đó có xã Lũng Vân, nguồn gốc thuộc tỉnh Hòa Bình, tự nguyện xin nhập vào tổng Cổ Lũng năm 1854);

Tổng Thiết Ống gồm 6 xã là: Thiết Ống, Thiết Kế, Thiết Chà, Thiết Chính, Kỷ Luật, Kỷ Thọ.

Năm 1941, tri châu cuối cùng là Hà Công Nguyệt (thường gọi là Chiều Nguyệt) bị ốm rồi mất. Trong hai năm (1941-1942), Tân Hóa khuyết tri châu.

Năm 1943, tách châu Tân Hóa làm hai phần, hai tổng phía Đông là Điền Lư và Sa Lung nhập vào huyện cẩm Thủy, hai tổng phía Tây là Cổ Lũng và Thiết Ống nhập vào châu Quan Hóa. Hai tổng Thiết Ống và Cổ Lũng mặc dù danh nghĩa nhập vào châu Quan Hóa, nhưng vẫn do một bang tá người địa phương tự quản.

Trước và song song với bộ máy chính quyền phong kiến, trên vùng đất Bá Thước đã hình thành và phát triển thiết chế xã hội mường bản. Hình thức tổ chức xã hội này tồn tại trong vùng người Thái ở Đông Nam Á và trong vùng người Mường Việt Nam. Đây là hình thức xã hội sơ khai của người Việt cổ, mang dáng dấp thị tộc bộ lạc và chế độ phong kiến phân quyền, cát cứ.

Bá Thước là địa bàn cư trú của người Thái và người Mường bản địa, nên chế độ xã hội mường bản bao trùm lên trong cả phạm vi không gian và thời gian, sử sách gọi là chế độ thổ ty lang đạo. Các thổ ty, thổ mục người Thái, người Mường gọi là tạo (đạo), lang, là người đứng đầu cai quản một vùng theo chế độ cha truyền, con nối. Vùng cai quản đó nằm trong một vùng địa lý liền khu, liền khoảnh, gọi là mường. Mường có quyền lập ra luật tục, lệ mường, có quyền sinh, quyền sát. Bộ máy cai quản của thổ ty lang đạo có uy lực, thực quyền hơn bộ máy chính quyền Nhà nước. Trong thực tế, các thổ ty đồng thời cũng là chức dịch trong bộ máy hành chính. Họ nắm hết các chức danh quan trọng như tri châu, chánh tổng, lý trưởng. Thổ ty lang đạo dùng quyền uy, bạo lực, thần quyền và luật mường để cai trị dân mường.

Ở Bá Thước, có các mường cổ xưa như: mường Ai, mường Ống, mường Khà (Khả) của người Mường; mường Khòng, mường Lau, mường Muồn của người Thái. Sau đó phát triển, chia tách thêm các mường khác. Đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bá Thước có 8 mường lớn là: mường Khoòng, mường Lau, mường Ký, mường ống, mường Ai, mường Khôông, mường Khô, mường Tiền và 4 mường nhỏ là: mường Pa Khán, mường Chuổi, mường Đào, mường Ấm, mường Đèn.

Trong số các mường ở Bá Thước, có 7 mường do lang đạo họ Hà cai quản là: mường Khoòng, mường Khô, mường Lau, mường Ký, mường Ám, mường Đào, mường Pa Khán; 3 mường Lang đạo họ Trương cai quản là: mường Khôông, mường Ai, mường Chuổi và 3 mường lang đạo họ Phạm cai quản là mường ống, mường Tiên va mường Đèn.

1.4. Sự thành lập huyện Bá Thước

Tháng 8 năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh, nhân dân các tổng thuộc châu Tân Hóa cũ, dưới sự chỉ huy của các vị lang đạo, đã kéo quân đi lật đô chính quyền thực dân phong kiến tại huyện cẩm Thủy, bang Tân Hóa và châu Quan Hóa. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945), chính quyền cách mạng các cấp được thành lập. Tháng 11 năm 1945 ủy ban Cách mạng Lâm thời tỉnh Thanh Hỏa đã quyết định đổi châu Tân Hóa thành châu Bá Thước. Địa danh Bá Thước băt đầu có từ đây.

Châu Bá Thước mang tên danh nhân yêu nước Cầm Bá Thước, người lãnh đạo phong trào cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược hồi cuối thế kỷ XIX ở miền núi Thanh Hóa. Châu Bá Thước bao gồm đất đai, dân cư châu Tân Hóa cũ. Riêng xã Lũng Vân và bản Chơ, cốn Cáo, thuộc tổng cổ Lũng trả về tỉnh Hòa Bình.

Sự kiện quan trọng đối với châu Bá Thước là việc thay đổi từ châu sang huyện. Tháng 4 năm 1946, đơn vị hành chính châu Bá Thước được đổi thành huyện Bá Thước. Huyện Bá Thước ban đầu thành lập 7 xã. Đó là các xã: Quốc Thành; Ban Công; Long Vân; Hồ Điền; Quý Lương; Thiết Ống; Văn Nho. Trong quá trình phát triển, địa giới huyện Bá Thước có sự điều chỉnh, xã Lũng Vân, bản Chơ vê Hòa Bình, một số xã mới được thành lập, thị trấn huyện Bá Thước cũng ra đời:

Theo quyết định số 107/QĐ-NV ngày 02/4/1964: Các xã lớn chia ra thành nhiều xã mới là:

Xã Hồ Điền chia thành các xã: Điền Lư, Điền Quang, Điền Thượng, Điền Hạ;

Xã Quý Lương chia thành các xã: Lương Ngoại, Lương Nội, Lương Trung;

Xã Long Vân chia thành các xã: Ái Thượng, Lâm Sa, Hạ Trung;

Xã Quốc Thành chia thành các xã: Lũng Niêm, Lũng Cao, Cổ Lũng, Thành Lâm, Thành Sơn;

Xã Văn Nho chia thành các xã: Kỳ Tân, Văn Nho, Thiết Kế.

Riêng hai xã Thiết Ống và Ban Công giữ nguyên tên cũ.

Trong dịp này, Bá Thước cho cắt về huyện Cẩm Thủy ba làng: Làng Dùng, làng Cốc thuộc xã Hồ Điền nhập vào xã cẩm Liên và làng Bèo thuộc xã Quý Lương nhập vào xã Cẩm Thành.

Theo Quyết định số 34/QĐ-NV ngày 09/12/1965 xã Tân Lập đuợc thành lập trên cơ sở  một phần đất của xã Lâm Sa và khu vực định cư khai hoang Bưa Mu.

Theo quyết định số 163/QĐ-HĐBT ngày 14/12/1984 chia xã Điền Lư thành Điền Lư và Điên Trung.

        Theo Quyết định số 92 CP ngày 23/8/1994: Thị trấn Cành Nàng được thành lập trên cơ sở chia tách một phần đất đai trong lòng xã Lâm Xa.

        Từ đây, số lượng, tên gọi và địa giới của các đơn vị hành chính cơ sở của huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa được duy trì ổn định đến nay (năm 2014), bao gồm 23 đơn vị, 22 xã và 01 thị trấn, dưới cấp xã, thị trấn hình thành 225 thôn bản, khu phố.

2. Các đơn vị hành chính cơ sở huyện Bá Thước

Bảng thống kê các xã, làng, bản, khu phố ở Bá Thước

 

Số TT

Tên xã, thị trấn

Các làng, bản, thôn, khu phố thuôc xã, thi trấn

1

Xã Điền Trung

Làng Xịa, làng Điển Thái, làng Trúc, làng Kéo, làng Đồng Lượn, làng Cò, làng Cun Láo, làng Muỗng Do, làng Ngán Sen, làng Cộc, làng Dát, làng Rầm Tám.

2

Xã Điền Hạ

Làng Sèo, làng Xăm, làng Né, làng Duồng, làng Đèn, làng Thành Điển, làng Nan, làng Đớn, làng Bứna

3

Xã Điền Thượng

Làng Thượng Sơn, làng Chiềng Má, làng Xay Luồi, làng Chiêng Mưng, làng Bít, làng Bả, làng Lau.

4

Xã Điền Quang

Làng Đồi Muốn, làng Ấm, làng Vền, làng Hồ Quang, làng Khà, làng Tam Liên, làng Un, làng Mười, làng Lùng, làng Khò, làng Mít, làng Luyện, làng Cộ, làng Xê Nống, làng Khước, làng Mưởn, làng Bàn Đào, làng Bái Tôm

5

Xã Điền Lư

Làng Chiềng Lầm, phố Điền Lư, làng Triu, làng Điền Tiến, làng Điền Lý.

6

Xã Lương Ngoại

Làng Cốc Cáo, làng Đạo, làng Đồi Công, làng Dần Long, làng Măng, làng Ngọc Sinh, làng Dầu Cả.

 

7

Xã Lương Trung

Làng Mốt Đọi, làng Trung Thủy, làng Sơn Thủy, làng Quang Trung, làng Phú Sơn, làng Trung Thành, làng Mật Thành, làng Trung Sơn, làng Trung Dương, làng Đồi Thái.

 

8

Xã Lương Nội

Làng Khai, làng Són, làng Ben, làng Đòn, làng Chông, làng Ri, làng Trần, làng Àm, làng Đầm.

 

9

Xã Hạ Trung

Làng Khiêng, làng Môn, làng Man, làng Tré, làng Cộn, làng Cò Con, làng Cò Mu, làng Chiềng Ai.

 

10

Xã Tân Lập

Làng Chu, làng Măng, làng Mòn, làng Kim Vân, làng Lương Vân, làng Hồng Sơn, làng Xuân Long, làng Anh Vân.

 

11

Xã Ái Thượng

Làng Côn, làng Trênh, làng Mí, làng Vèn, làng Đan, làng Trung tâm, làng Thung, làng Giổi, làng Cón, làng Khà, làng Mé, làng Tôm.

 

12

Thị trấn Cành Nàng

Khu phố 1, Khu phố 2, Khu phố 3, Khu phố 4, Khu phố 5.

 

13

Xã Lâm Sa

Làng Đắm, làng Mốt, làng Nú, làng Cành Nàng, làng Sán, làng Vận Tải, làng Tráng, Phố 1, Phố 2.

 

14

Xã Ban Công

Làng Cả, làng La Hán, làng Sát, làng Ba, làng Nghía, làng Chiềng Lau, làng Tôm.

 

15

Xã Thành Lâm

Làng Cốc, làng Đanh, làng Chu, làng Mỏ, làng Leo, làng Đôn, làng Ngòn, làng Bầm.

 

16

Xã Thành Sơn

Bản Nông Công, bản Báng, bản Pả Khà, bản Kho Mường, bản Đông Điểng, bản Pả Ban.

 

17

Xã Lũng Niêm

Bản Đòn, phố Đòn, bản Đủ, bản Đồng, bản Bả, bản Quăn, bản Ươi, bản Lặn Ngoài, bản Lặn Trong, bản Bồng.

 

18

Xã Cổ Lũng

Bản Eo Điếu, bản Ten Mới, bản La Ca, bản Na Kha, bản Phía, bản Lọng, bản Nang, bản Đốc, bản Lác, bản Ấm, bản Hiêu, bản Khuyn.

 

19

Xã Lũng Cao

Bản Cao, bản Trình, bản Hin, bản Bố, bản Nủa, bản Cao Hoong, bản Pốn, bản Thành Công, bản Kịt, bản Nặm Bá, bản Nặm Mười, bản Son.

 

20

Xã Thiết Ống

Làng Triết, làng Suôi, làng Nán, làng Chiếng (Quyết Thắng), làng Chun, làng cỏi, làng Dốc, làng Sặng, làng Thúy, làng Đô, làng Cú, làng Trệch, làng Hang, làng Côc, làng Chiêng, phố Bá Lộc, phố Đồng Tâm 1, phố Đồng Tâm 2, phố Đồng Tâm 3.

 

21

Xã Thiết Kế

Làng Cha, làng Khung, làng Luồng, làng Kế, làng Chảy Kể.

 

22

Xã Văn Nho

Bản Khảng, bản Đác, bản Ấm, bản Poọng Tớ, bản Lè, bản Tổ, bản Chuông, bản Kịnh, bản Xà Luốc, bản Na Cải, bản Piềng Pháng, bản Piềng Mòn, bản Cha Kỷ, bản Kẻo Hiêng, bản Chiềng Ban.

 

23

Xã Kỳ Tân

Bản Hiềng, bản Bo Hạ, bản Bo Thượng, bản Buốc Bo, bản Pặt, bản Khà, bản Buốc.

 

           

 

Bảng thống kê các xã, làng, bản, khu phố ở Bá Thước (sau khi sát nhập)