• Trong 5 ngày (từ 2-6/10), tại bản Hiêu xã Cổ Lũng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Bá Thước tổ chức tập huấn kỹ năng nấu ăn và phục vụ khách ăn uống trong kinh doanh lưu trú du lịch tại nhà dân.

  • Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông được thành lập năm 1999, với diện tích 17.662 ha, gồm 13.320 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 4.343 ha phân khu phục hồi sinh thái. Pù Luông là tên gọi của đồng bào dân tộc Thái có nghĩa là đỉnh núi cao nhất trong vùng. Pù Luông được đánh giá là khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị về khoa học, kinh tế xã hội và du lịch sinh thái. Cùng với Pù Hu, rừng ở khu vực Pù Luông đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn sông Mã ở tỉnh Thanh Hóa.

  • Cách thành phố Thanh Hoá khoảng 130 km về phía Tây Bắc, cách Hà Nội khoảng 210 km, thuộc địa phận hai huyện Quan Hoá và Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Pù Luông bao gồm các phần đất thuộc 5 xã huyện Quan Hoá: Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân, Phú Nghiêm và 5 xã huyện Bá Thước: Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao và xã Ban Công. Phía Đông giáp huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình; Phía Bắc giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc; tỉnh Hoà Bình; Phía Tây giáp với phần đất còn lại của... Rừng nguyên sinh tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là loại rừng kín nhiệt đới thường xanh theo mùa, có hệ động thực vật phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại với 598 loài động vật thuộc 130 họ động vật có xương sống, trong đó có 51 loài quý hiếm (gồm 26 loài thú, 5 loài dơi, 6 loài chim, 5 loài cá nước ngọt, 6 loài bò sát)... có tổng số 84 loài thú (gồm cả 24 loài dơi), 162 loài chim, 55 loài cá, 28 loài bò sát và 13 loài ếch nhái. Khu hệ côn trùng tại Pù Luông có ít nhất là 158 loài bướm, 96 loài thân mềm trên cạn, trong đó có 12 loài thân mềm có thể là đặc hữu cho khu vực. Khu bảo tồn này là nơi cư trú của báo gấm, beo lửa, Hiêu sao, gấu ngựa, sơn dương, voọc quần đùi trắng. Hệ thống đá Karst của hệ sinh thái núi đá vôi còn lưu giữ nhiều hang động đẹp (hang Dơi Kho Mường).

  • Đi hết thị trấn Cành Nàng (huyện Bá Thước), qua cầu La Hán bắc qua sông Mã về hướng xã Cổ Lũng chừng hơn 25 km cả đường nhựa lẫn đường đất leo núi thì đến nơi có thác Hiêu. Thác Hiêu thuộc địa phận Làng Hiêu thuộc xã Cổ Lũng (huyện Bá Thước, Thanh Hóa), Thác Hiêu được công nhận là danh thắng cấp tỉnh năm 2015 nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Đây là điểm đến yêu thích của dân phượt và các du khách nước ngoài ưa du lịch khám phá trong vài năm nay, cung đường dài 25 km từ thị trấn Cành Nàng đến làng Hiêu rất đẹp bởi hai bên là cánh đồng ruộng bậc thang nằm hai bên bờ suối. Qua khỏi cầu treo bằng gỗ là vào làng. Dòng nước từ thác Hiêu chảy ra có nhiều chất đá vôi, tạo nên dòng nước đặc biệt trong xanh, nhưng cũng tạo nên những đông kết giữa nền và đôi bên bờ suối. Nhiều lúc trời mưa to, dòng nước trắng xóa bột đá vôi. Chính đặc tính lạ này đã khiến những cây cối, đồ vật gặp trong dòng chảy đều bị hóa đá.

  • Cách thành phố Thanh Hóa chừng 100 km, theo Quốc lộ 217 ngược lên miền non cao, du khách sẽ gặp thác Muốn, còn gọi là thác Mơ kỳ thú và thơ mộng. Thác Muốn nằm ở độ cao 500 m so với mực nước biển, khởi đầu từ trong các khe núi đá trên đỉnh núi Muốn có độ cao hơn 300m chảy vào lòng một thung lũng rộng vài ha, rồi từ đó đổ xuống sườn núi tạo thành nhiều tầng thác liên hoàn kế tiếp nhau như hình bậc thang. Trườn qua 43 tầng thác lớn, nhỏ, cao, thấp khác nhau với chỉ toàn đá, nước và cây rừng trùm kín, dòng suối đổ ra sông Đại Lạn nhập vào dòng Mã giang hùng vĩ. Điều đặc biệt thú vị khi du khách đến với Thác Mơ là có thể trèo lên 43 tầng thác mà không cần phải bỏ dép bởi loại đá ở đây là đá cát (giống như đá mài), mòn nhẵn nhưng không hề trơn, đổ ra biển rộng. Mường Khô và dòng thác Muốn có tự lâu đời và mãi còn nhắc nhớ trong mo “Đẻ đất đẻ nước”. Đến với Điền Quang - Mường Khô.

  • Cứ đến ngày mùng 10 âm lịch hằng năm, người dân làng Muỗng Do, xã Điền Trung và các vùng lân cận huyện Bá Thước lại tổ chức lễ hội Mường Khô để tri ân Quận công Hà Công Thái và các vị tướng dòng họ Hà đã có công dẹp loạn ở vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đồng thời cầu cho nhân khang, vật thịnh, mùa màng tươi tốt, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở. Tại lễ hội năm nay, nhiều hoạt động sôi nổi diễn ra như: Dâng hương tri ân công lao của Quận công Hà Công Thái, rước kiệu, biểu diễn cồng chiêng… và các hoạt động văn hóa – thể thao thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia, như: đánh mẳng, tung còn, chọi gà…

  • Mái Đá Điều đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích khảo cổ học vào năm 2005. Ðây là một di tích được phát hiện năm 1984 (thuộc xã Hạ Trung, huyện Bá Thước), chỉ trong 4m2 hố thám sát đã thu được hơn 300 hiện vật thuộc thời đại đồ đá cũ. Trong các năm 1986 - 1989, do tầm quan trọng của di tích này, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã hợp tác với các nhà khảo cổ học Bulgaria tiến hành khai quật 3 lần. Kết quả thu được hàng ngàn hiện vật đá gồm công cụ kiểu văn hoá Sơn Vi, bàn nghiền... và nhiều nhất là mảnh tước, với bốn công cụ bằng xương thú. Ðặc biệt, tại đây đã tìm thấy 10 mộ cổ, trong đó có một mộ song táng, có hai bộ xương chớm hoá thạch còn tương đối nguyên vẹn mà chưa nơi nào ở Việt Nam phát hiện được di cốt nguyên vẹn như thế trong văn hoá Sơn Vi.

  • Ngày 20/9, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa tổ chức hội thảo kêu gọi xúc tiến đầu tư phát triển du lịch sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Dự hội thảo, có đại diện Văn phòng Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, lãnh đạo 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa.

  • Thời gian qua trên địa bàn xã Văn Nho, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa), người dân địa phương và du khách đã phát hiện thêm một “suối cá thần”.

  • Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cách TP.Thanh Hóa khoảng 130 km về phía Tây Bắc, nằm trên địa bàn hai huyện Quan Hóa và Bá Thước.

  • Từ trung tâm huyện Bá Thước men theo con đường liên xã vào đến tận trung tâm xã Văn Nho khoảng chừng 15km. Nơi đây từ lâu, người dân đã phát hiện một hang nước có rất nhiều cá. Điều thú vị là cá nơi đây cũng giống như cá được phát hiện ở hai xã Cẩm Lương và Cẩm Liên, huyện Cẩm Thuỷ mà lâu nay người dân và du khách được tận mắt chứng kiến.

  • DailyInfo- Không gian thơ mộng lẫn trong tiếng róc rách của nước chảy suốt ngày đêm, đâu đó vọng lại tiếng chim rừng gọi bạn… làm cho du khách thấy sảng khoái, xua tan nỗi mệt nhọc khi đến với Thác Mơ

1 
Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
171 người đã bình chọn
°
3137 người đang online