• I. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Bá Thước là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa khoảng 120 km về phía Bắc Tây bắc, có diện tích tự nhiên 7.522,02 ha, gồm 22 xã và 01 thị trấn. Huyện có tọa độ địa lý từ 20010’ - 20024’ vĩ độ Bắc và từ 105003’ - 105028’ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình; - Phía Nam giáp huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc; - Phía Đông giáp huyện Cẩm Thủy và huyện Thạch Thành; - Phía Tây giáp huyện Quan Hóa và huyện Quan Sơn.

  • Bá Thước là vùng đất có lịch sử lâu đời. Từ thời tiền sử cho đến thời kỳ các vua Hùng dựng nước Văn Lang đều có người sinh sống liên tục nhưng do những điều kiện về tự nhiên, môi trường, do các yếu tố văn hóa tộc người và những vấn đề xã hội của vùng núi cao nên phần đất thuộc huyện Bá Thước ngày nay cũng như các châu Lang Chánh, Quan Hóa, huyện Cẩm Thủy có nhiều sự thay đổi về tên gọi, địa giới, đơn vị hành chính. Từ năm 1925 đến nay, địa bàn châu Tân Hóa và huyện Bá Thước mới tương đối ổn định.

  • Nguồn gốc tộc người và vị trí địa lý đã tạo ra bản sắc văn hóa đặc sắc của quê hương Bá Thước. Bá Thước là nơi sinh sống của ba dân tộc: Thái, Mường, Kinh, trong đó Thái, Mường là chủ yếu. Hai tộc người này thuộc hai ngữ hệ khác nhau, nhưng do điều kiện môi trường sinh sống, làm ăn có nhiều điểm giống nhau và mối quan hệ khăng khít bền chặt hai dân tộc đã diễm ra sự giao thoa, hòa nhập văn hóa nên trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của hai tộc người có khá nhiều điểm giống nhau.

  • Ấn tượng khi du khách đến thăm quan du lịch tại bản Hiêu là thác Hiêu - Danh lam thắng cảnh thác Hiêu được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích cấp tỉnh vào ngày 15/01/2016, thác thuộc địa phận bản Hiêu, xã Cổ Lũng nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, điểm đến yêu thích của dân phượt và các du khách trong và ngoài nước ưa du lịch khám phá.

  • Bản Kho Mường nằm trong thung lũng Hua Mường, thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có 60 hộ dân sinh sống, 225 khẩu, 13 hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, bản còn giữ nguyên nếp nhà sàn truyền thống, nằm trong thung lũng có khí hậu mát mẻ quanh năm; cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hoang sơ của những cánh rừng nguyên sinh, đời sống sinh hoạt đậm đà bản sắc của dân tộc Thái gợi cho người ta cảm giác nơi đây giống một vùng đất bình yên, trong lành và nên thơ với người dân bản địa trân chất mộc mạc, thân thiện, thật thà.

  • Bản Đôn, xã Thành Lâm là một bản miền núi mộc mạc thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Có tiền năng rất lớn về điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa về phát triển du lịch cộng đồng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Đến với Bản Đôn du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng ruộng bậc thang, những con đường ven theo sườn đồi nối liền các bản làng người Thái, Mường. Vào tháng 5, tháng 6, tháng 9 và tháng 10 là thời điểm Bản Đôn bắt đầu bước vào mùa lúa chín. Khi đó, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ khiến nơi đây mang một vẻ đẹp trù phú và mơ mộng. Thời điểm này cũng chính là lúc vùng đất yên bình hút khách du lịch nhất.

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
171 người đã bình chọn
°
3050 người đang online