Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Đăng ngày 23 - 11 - 2017

Cách thành phố Thanh Hoá khoảng 130 km về phía Tây Bắc, cách Hà Nội khoảng 210 km, thuộc địa phận hai huyện Quan Hoá và Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Pù Luông bao gồm các phần đất thuộc 5 xã huyện Quan Hoá: Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân, Phú Nghiêm và 5 xã huyện Bá Thước: Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao và xã Ban Công. Phía Đông giáp huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình; Phía Bắc giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc; tỉnh Hoà Bình; Phía Tây giáp với phần đất còn lại của... Rừng nguyên sinh tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là loại rừng kín nhiệt đới thường xanh theo mùa, có hệ động thực vật phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại với 598 loài động vật thuộc 130 họ động vật có xương sống, trong đó có 51 loài quý hiếm (gồm 26 loài thú, 5 loài dơi, 6 loài chim, 5 loài cá nước ngọt, 6 loài bò sát)... có tổng số 84 loài thú (gồm cả 24 loài dơi), 162 loài chim, 55 loài cá, 28 loài bò sát và 13 loài ếch nhái. Khu hệ côn trùng tại Pù Luông có ít nhất là 158 loài bướm, 96 loài thân mềm trên cạn, trong đó có 12 loài thân mềm có thể là đặc hữu cho khu vực. Khu bảo tồn này là nơi cư trú của báo gấm, beo lửa, Hiêu sao, gấu ngựa, sơn dương, voọc quần đùi trắng. Hệ thống đá Karst của hệ sinh thái núi đá vôi còn lưu giữ nhiều hang động đẹp (hang Dơi Kho Mường).

 

Cách thành phố Thanh Hoá khoảng 130 km về phía Tây Bắc, cách Hà Nội khoảng 210 km, thuộc địa phận hai huyện Quan Hoá và Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Pù Luông bao gồm các phần đất thuộc 5 xã huyện Quan Hoá: Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân, Phú Nghiêm và 5 xã huyện Bá Thước: Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao và xã Ban Công. Phía Đông giáp huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình; Phía Bắc giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc; tỉnh Hoà Bình; Phía Tây giáp với phần đất còn lại của... Rừng nguyên sinh tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là loại rừng kín nhiệt đới thường xanh theo mùa, có hệ động thực vật phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại với 598 loài động vật thuộc 130 họ động vật có xương sống, trong đó có 51 loài quý hiếm (gồm 26 loài thú, 5 loài dơi, 6 loài chim, 5 loài cá nước ngọt, 6 loài bò sát)... có tổng số 84 loài thú (gồm cả 24 loài dơi), 162 loài chim, 55 loài cá, 28 loài bò sát và 13 loài ếch nhái. Khu hệ côn trùng tại Pù Luông có ít nhất là 158 loài bướm, 96 loài thân mềm trên cạn, trong đó có 12 loài thân mềm có thể là đặc hữu cho khu vực. Khu bảo tồn này là nơi cư trú của báo gấmbeo lửaHiêu saogấu ngựasơn dươngvoọc quần đùi trắng. Hệ thống đá Karst của hệ sinh thái núi đá vôi còn lưu giữ nhiều hang động đẹp (hang Dơi Kho Mường).


Pù Luông, Thanh Hóa là một điểm tham quan, khám phá nổi tiếng trên làng đồ du lịch bụi, phượt tự túc, nghỉ đưỡng núi giá rẻ, nhưng hầu hết du khách đến đây đều ấn tượng mạnh với cảnh sắc, vẻ đẹp hoang sơ của Pù Luông, nhất là những ruộng lúa bậc thang và rừng rậm nguyên sinh. Đặc biệt, Pù Luông còn gần với các điểm du lịch nổi tiếng như Làng Lác (Mai Châu), suối Cá Thần (Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa), rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Di sản văn hóa Thành nhà Hồ (Thanh Hóa),…cho nên đã “vô tình” tạo thành một vòng du lịch khép kín vui vẻ và trải nghiệm cho khách du lịch. Với nhiều nét đẹp, cảnh quan hoang sơ, ẩn hiện trong sương tựa như vườn treo trên cao ở những vị trí khác nhau như: điểm Son Bá Mười (xã Lũng Cao), đỉnh Pù Luông, Kho Mường, Làng Đôn với khu nghỉ dưỡng Pu Luong Retreat, làng Ươi, làng Tiến Mới, khu thác Hiêu xã Cổ Lũng,… đã và đang thu hút hàng trăm ngàn lượt khách trong nước và quốc tế yêu thích trekking (hình thức du lịch khám phá bằng cách đi bộ), phượt đến thăm quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.

Thời điểm thăm quan Pù Luông đẹp nhất là bắt đầu vụ lúa mới từ cuối tháng 5 đầu tháng 6, những cánh đồng và khu ruộng bậc thang sẽ khoác một lớp áo xanh mướt, vô cùng đẹp mắt và bình yên. Đặc biệt, tuy là mùa hè, nhưng vì thuộc vùng núi đá vôi đất thấp, có nhiều rừng rậm nhiệt đới và ít dân cư sinh nên không khí và thời tiết ở đây khá mát mẻ, dễ chịu hoặc du khách có thể đến Pù Luông vào tháng 9 và tháng 10, hai tháng này là thời điểm Pù Luông bước vào mùa lúa chín, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ, khiến cho Pù Luông mang một vẻ đẹp trù phú và mơ mộng. Thời điểm này cũng chính là lúc vùng đất “thiên đường giữa đại ngàn” này hút khách du lịch Pù Luông ngắm lúa chín nhất.

<

Tin mới nhất

Di tích lịch sử, danh thắng trên địa bàn huyện Bá Thước được công nhận cấp tỉnh(03/09/2019 4:48 CH)

Tập huấn kỹ năng nấu ăn và phục vụ khách ăn uống trong kinh doanh lưu trú du lịch tại nhà dân(09/10/2018 10:12 SA)

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông(04/04/2018 9:24 SA)

Di tích khảo cổ Mái Đá Điều, xã Hạ Trung, Bá Thước(23/11/2017 2:20 CH)

Lễ hội Mường Khô,Bá Thước(23/11/2017 2:05 CH)

Danh thắng Thác Muốn thuộc xã Điền Quang (hay còn gọi là thác Mơ), Bá Thước(23/11/2017 1:56 CH)

<

Tin liên quan

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
172 người đã bình chọn
°
2679 người đang online